In 3D là một công nghệ thú vị với rất nhiều ứng dụng cho cả hiện tại và tương lai. Công nghệ này có khả năng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của ngành bất động sản.
Công nghệ in 3D đang dần trở nên phổ biến hơn và nó có thể giúp giảm chi phí xây dựng. In 3D cũng dần trở nên quen thuộc hơn đối với các nhà phát triển bất động sản, đại lý môi giới, người mua và cả nhà đầu tư, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay.
Phương pháp in 3D phổ biến nhất là gì?
Hình thức in 3D phổ biến nhất hiện nay được gọi là mô hình hoá lắng đọng hợp (FDM). Theo đó, các sợi nhựa nhiệt dẻo được nung chảy và được sử dụng để tạo ra từng lớp vật thể. Từ những năm 1980, Scott Crump đã phát minh ra cách tiếp cận sáng tạo này, chế tạo sợi tổng hợp (FFF) dựa trên các nguyên tắc tương tự.
Với máy in FDM, các tệp CAD được sử dụng để tạo hình ảnh 3 chiều. FDM thường mất nhiều thời gian hơn các phương pháp in 3D khác như SLS và SLA. Tuy nhiên, FDM được sử dụng để tạo các vật thể chi tiết và phức tạp hơn.
Công nghệ in 3D dần được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực bất động sản. |
In 3D được ứng dụng như thế nào trong bất động sản?
In 3D là một công nghệ “nóng” đang được thảo luận tại nhiều hội thảo, sự kiện bất động sản trên toàn thế giới. In 3D có thể giúp khách hàng hình dung không gian bằng cách sử dụng các mô hình 3 chiều.
Thay vì chỉ xem bản vẽ, sử dụng công nghệ in 3D, khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm mà mình đang quan tâm. Tuy nhiên, in 3D có thể được sử dụng cho nhiều mục đích hơn là chỉ bán sản phẩm cho khách hàng và nhà đầu tư tiềm năng.
Công nghệ này cũng có thể được sử dụng để tạo các bộ phận cho các nhà xây dựng, nhà thiết kế và kiến trúc sư. Nhiều khách hàng đánh giá cao việc có thể nhìn thấy và chạm vào các bộ phận được in 3D. Các nhà xây dựng và thiết kế cũng có thể nắm bắt chi tiết cấu trúc những tòa nhà một cách đơn giản, hiệu quả hơn.
In 3D ảnh hưởng đến ngành công nghiệp tự động hóa như thế nào?
Theo giới chuyên gia, sự phát triển của công nghệ in 3D được thể hiện mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực sản xuất máy móc công nghiệp. Hiện nay, máy in 3D có thể tạo ra các vật thể bằng nhiều loại vật liệu, chẳng hạn như thép, đồng, nhôm, titan và có thể được sử dụng để sản xuất các bộ phận cho ngành công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ.
Công nghệ in 3D giúp đổi mới dễ dàng và tạo ra các sản phẩm cần thiết với ít vật liệu hơn, chi phí thấp hơn. Các sản phẩm cũng có khả năng thâm nhập thị trường nhanh hơn so với những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp truyền thống.
Các doanh nghiệp cần ít nhất từ 40-70% nguyên liệu để sản xuất vật liệu in 3D. Giá bán các sản phẩm in 3D vì thế cũng phải chăng hơn. Việc chuyển sang in 3D giúp giảm đáng kể cả chi phí và thời gian. Giảm chi phí và tăng sự hài lòng của khách hàng là những mục tiêu quan trọng đối với các nhà sản xuất truyền thống khi ứng dụng công nghệ in 3D.
Thách thức về quyền sở hữu trí tuệ?
Quyền sở hữu trí tuệ được xem là thách thức đầu tiên đối với công nghệ in 3D. Khi mô hình CAD của một sản phẩm hoặc mặt hàng không tồn tại, bạn có thể quét một mặt hàng hiện có để tạo tệp cần thiết. Khách hàng có thể mua các tệp CAD từ các nhà sản xuất để tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu không, một số đối tượng có thể sao chép bất kỳ sản phẩm nào họ cần cho mục đích của họ.
Tương lai của lĩnh vực in 3D?
Trước hết, thị trường in 3D dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể, lên tới 40% hàng năm trong vài năm tới. Nhiều doanh nghiệp dự kiến sẽ tham gia vào lĩnh vực in 3D như ExOne, EOS, Arcam và 3D Systems. Amazon, Google, Apple và các công ty khác đang xem xét thị trường in 3D đầy tiềm năng này.
Các nhà phát triển bất động sản, xây dựng và đại lý phân phối nên nhận thức được tiềm năng của công nghệ in 3D. Các sản phẩm có thể khó tạo ra bằng các phương pháp sản xuất truyền thống, ví dụ như các mặt hàng sử dụng phương pháp uốn cong, lại dễ dàng sản xuất bằng công nghệ in 3D.
Lam Giang (Realtytimes)
Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2021/10/21/cong-nghe-in-3d-dang-thay-doi-nganh-bat-dong-san-nhu-the-nao